Kinh tế Nhà_Triều_Tiên

Thương nghiệp

Vào thời nhà Cao Ly, Triều Tiên có một mối quan hệ thông thương vững chắc với người Ả Rập, Nhật Bản, Trung QuốcMãn Châu. Một ví dụ về hải cảng thương mại quốc tế phồn thịnh là Bình An Nam (P'yŏngannam, 평안남, 平安南). Người Triều Tiên trao đổi gấm thêu kim tuyến, đồ trang sức, sâm, tơ lụa và đồ gốm sứ vốn lừng danh khắp thế giới. Tuy nhiên, đến thời nhà Triều Tiên, Nho giáo được công nhận là quốc giáo và, trong tiến trình loại bỏ đức tin bền vững vào đạo Phật, gốm sứ xanh Cao Ly (Koryŏ Ch'ŏngcha, 고려청자, 高麗青瓷) được thay thế bằng gốm sứ trắng Bách Tế (Paekche, 백제, 百濟), loại này không được người Trung HoaẢ Rập ưa chuộng. Hơn nữa, việc mua bán trong thời gian này bị cấm đoán nhiều hơn nhằm phát triển nông nghiệp. Thêm vào đó, yêu cầu cống nạp thường xuyên của Trung Hoa đã đẩy chính sách của Triều Tiên đến chỗ ngừng sản xuất nhiều loại vật dụng xa xỉ (ví dụ như vàng, bạc...) và chỉ nhập khẩu lượng cần thiết từ Nhật Bản. [cần dẫn nguồn] Do bạc được dùng làm tiền ở Trung Hoa nên nó đóng vai trò quan trọng trong mậu dịch Triều - Trung.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Triều_Tiên http://www.bennettsfineart.com/lee%20dynasty.htm http://english.chosun.com/w21data/html/news/200501... http://english.chosun.com/w21data/html/news/200601... http://www.donga.com/docs/magazine/shin/2004/11/09... http://books.google.com/books?id=lCd4reJRaG8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=vj8ShHzUxrYC&pg=P... http://web.me.com/sungjin/introduction.html http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=B&i=11... http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=K&i=23... http://newslibrary.naver.com/viewer/index.nhn?arti...